Về thăm Đất Mũi | Tiếng Việt 5 Tuần 26 Bài 16 Sách Kết nối  Trang 73

Về thăm Đất Mũi - Đây là một bài  thơ hay của tác giả Hoài Anh  được chọn  dạy trong  tiết 1+ 2  của Bài 16 Tuần 26   Sách Tiếng Việt 5  Tập 2 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học.  Bài giảng này thuộc chủ điểm : Hương sắc trăm miền.  Qua bài  thơ Về thăm Đất Mũi   trang 73 giúp em rèn đọc, biết đọc đúng  từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ .  Em biết nhấn giọng ở những từ ngữnêu vẻ đẹp của Đất Mũi. Qua bài thơ, em thấy bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của Đất Mũi -  mảnh đất ở vùng cực Nam của Tổ quốc

00:59. Khởi động lớp học:  Video: Về thăm Đất Mũi Cà Mau
03:210 . Hoạt động Khởi động: Chia sẻ những điều em biết về vùng đất Đất Mũi Cà Mau. 
03:34. Yêu cầu cần đạt
05:27. Đọc văn bản : Về thăm Đất Mũi ( Hoài Anh)
07:21 Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
12:03. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Tìm hiểu bài
14:45. Câu 1. Vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi.
16:02. Câu 2. Thiên nhiên ở Đất Mũi (gió, biển, đất trời,...)
17:33. Câu 3. Suy nghĩ về  2 dòng thơ  cuối 
18:43. Câu 4.  Lí do  tác giả lại có cảm giác “như về với nhà mình”
20:34. Câu 5. Giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè.
23:22. Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
24:22. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản. Bài 1. Biện pháp nghệ thuật. Nêu tác dụng của biện pháp đó 
26:10. Bài 2. Tìm từ đồng nghĩa . Đặt câu với mỗi từ tìm được.
28:31.  Hoạt động 5: Vận dụng sáng tạo 
#VềthămĐấtMũi  ,  #TiếngViệt5Trang73, #TiếngViệt5Tuần26Bài16

BÀI 16. VỀ THĂM ĐẤT MŨI (4 tiết) 
I MỤC TIÊU 
Giúp HS: 
1. a. Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Về thăm đất Mũi. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng điệu phù hợp, nhấn giọng ở những từ ngữ nêu vẻ đẹp của Đất Mũi 
b. Nhận biết được vẻ đẹp của Đất Mũi thông qua các hình ảnh so sánh, nhân hoá. Hiểu được điều tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên (cây cối, đất, trời, rừng, biển,...) của Đất Mũi, một mảnh đất ở vùng cực Nam của Tổ quốc. 
2. Viết được chương trình hoạt động theo đúng yêu cầu. 
3. Giới thiệu được một sản vật độc đáo của địa phương và biết bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với những thông tin từ lời giới thiệu của bạn. 
4. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; biết trân trọng và tự hào về những sản vật 
của địa phương. 
II CHUẨN BỊ 
1. Kiến thức 
Văn bản thơ (ngôn ngữ giàu hình ảnh, khổ thơ, vần nhịp trong thơ). 
2. Phương tiện dạy học 
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc; hình ảnh biểu tượng Đất Mũi. 
– Từ điển tiếng Việt. 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ÔN BÀI CŨ 
GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài Xuồng ba lá quê tôi và trả lời 1 – 2 câu hỏi đọc hiểu cuối bài (hoặc nêu câu hỏi khác, VD: Em cảm nhận được những nét đẹp nào về cuộc sống của người dân Nam Bộ qua bài đọc Xuồng ba lá quê tôi?). 

1. Khởi động 
ĐỌC 
- GV giao nhiệm vụ: 
+ HS làm việc theo nhóm: Từ tên gọi Đất Mũi và tranh minh hoạ, nêu cảm nhận của em về vùng đất này.
-  GV khích lệ HS nói cảm nhận riêng của mình. 
+ HS (2 – 3 em) chia sẻ cảm nhận của bản thân khi quan sát tranh minh hoạ và nghe tên gọi Đất Mũi. 
Chẳng hạn: 
- Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra biển; Mũi Cà Mau có cả rừng và biển, là một vùng đất xanh tốt, tươi đẹp, màu mỡ. 
- Mũi Cà Mau là nơi có nhiều cây cối xanh tốt. Nơi ở cuối cùng đất nước ta.
- Mũi Cà Mau được người dân khai phá giữ gìn có từ lâu đời, có truyền thống đấu tranh cách mạng.
- Nhà cửa Mũi Cà Mau  dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

GV lưu ý cho HS nói được nhiều cảm nhận, chấp nhận cả những dự đoán của các em. 
– GV dẫn sang bài đọc Về thăm Đất Mũi (VD: Vừa rồi các em đã có những cảm nhận ban đầu về Đất Mũi. Tuy nhiên, mảnh đất cực Nam của đất nước chúng ta còn rất nhiều điều thú vị. Bài thơ Về thăm Đất Mũi sẽ giúp các em khám phá thêm những điều thú vị đó.). 

2. Đọc văn bản 

VỀ THĂM ĐẤT MŨI
Về đây nghe đất thở
Phập phồng trước bình minh
Về đây trông đước chạy
Những bước chân ngập sình.

Gặp ngọn gió châu thổ
Đang mở hội trên đồng
Ca bài ca mở cõi
Của bao đời cha ông.

Ngút ngàn rừng mắm, đước
Xanh đến tận vô cùng
Phù sa như dòng sữa
Nuôi đất rừng Năm Căn.

Rễ mắm thì ăn lên
Rễ đước thì cắm xuống
Bền bỉ suốt ngày đêm
Trong tình yêu của đất.

Nơi đây biển gặp rừng
Đất và trời gắn lại
Cho bãi bồi vươn xa
Đất nước mình lớn mãi.

Lần đầu về Đất Mũi
Như về với nhà mình
Nơi địa đầu Tổ quốc
Rạng ngời ánh bình minh!
                  (Hoài Anh)

- GV đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc tự hào về một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và mang dấu ấn lịch sử hoặc GV có thể mời 2 em đọc nối tiếp cả bài thơ (mỗi HS đọc 3 khổ). 
– GV hướng dẫn HS đọc: 
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, 
VD: sình, dòng sữa, vươn xa,... 
+ Chú ý ngắt giọng đúng để tạo nhịp điệu cho câu thơ, 
VD: Về đây/ nghe đất thở; Về đây/ trông được chạy; Rễ mắm/ thì ăn lên; Rễ được/ thì cắm xuống; 
+ Đọc nhấn giọng vào những hình ảnh thơ thể hiện vẻ đẹp của Đất Mũi: 
Về đây nghe đất thở, 
Phập phồng trước bình minh,
Về đây trông đước chạy, 
Những bước chân ngập sình,
 Gặp ngọn gió châu thổ, 
Đang mở hội trên đồng, Ca bài ca mở cõi, Của bao đời cha ông;... 
− 2 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ trước lớp. 
- HS làm việc theo nhóm ba, mỗi HS đọc 2 khổ, đọc nối tiếp đến hết bài. 
– HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. 
− GV nhận xét việc đọc của cả lớp. 
– GV hướng dẫn HS đọc phần chú giải từ ngữ trong SHS và nêu thêm những từ ngữ còn khó hiểu để HS tự tra từ điển.
 Ví dụ: + sình: (đất) lầy lội; 
+ châu thổ: vùng đất do phù sa của sông bồi đắp nên,... 

3. Trả lời câu hỏi 
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu nêu trong SHS (cuối bài đọc). 

Câu 1. Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi. 
− GV nêu câu hỏi (hoặc cho HS đọc lại câu hỏi). 
– GV hướng dẫn HS tìm câu trả lời: 
+ HS thảo luận nhóm (2 em/ nhóm) để tìm câu trả lời. 
+ Đại diện một số nhóm nêu câu trả lời trước lớp. 
− GV và HS nhận xét, góp ý và thống nhất câu trả lời.
 Đáp án: Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cây cối ở Đất Mũi là: được chạy, rễ mắm thì ăn lên, rễ được thì cắm xuống, ngút ngàn rừng mắm, đước, xanh đến tận vô cùng. 
— GV có thể nêu thêm câu hỏi “Cây cối ở Đất Mũi có điểm gì đặc biệt?” và khích lệ HS nêu ý kiến của mình (VD: Loài cây được miêu tả là những loài cây đặc trưng ở 
ý Đất Mũi: cây mắm, cây đước mọc thành rừng, rễ mắm thì ăn lên, rễ được thì cắm xuống, rễ được ngập trong sinh,...; 
--> cây cối được miêu tả rất giàu hình ảnh, rất sinh động mang đặc trưng của Đất Mũi sình lầy,.... 

Câu 2. Những hình ảnh thiên nhiên ở Đất Mũi (gió, biển, đất trời,...) được miêu tả như thế nào? 
− 1 − 2 HS đọc câu hỏi trước lớp. 
– GV nêu cách thức thực hiện: 
+ Bước 1: HS suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời. 
+ Bước 2: HS làm việc theo nhóm (lần lượt từng em nêu ý kiến đã chuẩn bị), sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời. 
+ Bước 3: Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến. 
– HS thực hiện các bước theo chỉ dẫn. 
– GV và cả lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời. 
Đáp án: Thiên nhiên ở Đất Mũi rất độc đáo:
 + Gió châu thổ mở hội trên đồng;  
+ Đây là nơi biển gặp rừng; bãi bồi vươn xa, đất thở, đất và trời gần lại,... 
— GV có thể nhấn mạnh: Đây chính là đặc trưng của thiên nhiên Đất Mũi, vùng đất ở điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc. 

Câu 3. Hai dòng thơ “Nơi địa đầu Tổ quốc/ Rạng ngời ánh bình minh!” gợi cho em suy nghĩ gì về Đất Mũi? 
− 1 − 2 HS đọc câu hỏi trước lớp. 
- GV nêu cách thức thực hiện cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị 
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị nêu câu trả lời trong nhóm và trước lớp. 
+ Bước 2: HS làm việc nhóm hoặc làm việc chung cả lớp, nêu suy nghĩ của mình về hai dòng thơ. 
— GV và cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến và thống nhất đáp án. GV lưu ý đây là câu hỏi khích lệ HS phát biểu suy nghĩ, cảm nhận cá nhân. Các em có thể đưa ra nhiều ý kiến ý khác nhau (VD: Hai dòng thơ ca ngợi vẻ đẹp của Đất Mũi, nơi địa đầu Tổ quốc; 
+ Hai dòng thơ nói về sự phát triển của Đất Mũi trong tương lai; 
+ Hai dòng thơ thể hiện niềm tin của nhà thơ vào tương lai tốt đẹp của mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc,.... 
+ Hai dòng thơ thể hiện niềm hi vọng về phát triển mọi mặt của Đất Mũi  trên đất nước Việt Nam thật rạng ngời hạnh phúc.

Câu 4. Theo em, vì sao “lần đầu về Đất Mũi”, tác giả lại có cảm giác “như về với 
nhà mình”? 
− 1 − 2 HS đọc câu hỏi trước lớp. 
– GV nêu cách thức thực hiện: 
+ HS làm việc nhóm để cùng nhau tìm câu trả lời. 
“Lần đầu về Đất Mũi”, tác giả có cảm giác “như về với nhà mình” 
+ Vì tác giả thấy Đất Mũi vô cùng thân thương, gắn bó, yêu mến, ai cũng cảm thấy thân thiện, bình an thoải mái như ở ngay chính nhà mình.
+ Vì tác giả rất yêu cảnh vật thiên nhiên nơi đây. Tất cả rất đỗi thân quen, hài hòa  con người với thiên nhiên.
+ Vì về với địa đầu của Tổ quốc nhưng  tác giả thấy bóng dáng quê hương mình, hồn quê hương mình ở Đất Mũi.
+ Vì bất kì ai về với đất Mũi, cũng cảm nhận được sự thân thiết, yêu dấu, tự hào, nhận ra chính mình là chủ nhân của vùng đất ngày ngày vươn ra biển.
+ Đại diện một số nhóm nêu câu trả lời trước lớp. 
– HS thực hiện các bước theo chỉ dẫn. 
– GV và cả lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời. GV lưu ý đây là câu hỏi khích lệ HS phát biểu suy nghĩ, cảm nhận cá nhân. Các em có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn: “Lần đầu về Đất Mũi”, tác giả có cảm giác “như về với nhà mình” vì tác giả thấy Đất Mũi vô cùng thân thương, gần gũi, gắn bó, vì tác giả rất yêu cảnh vật thiên nhiên nơi đây; vì tác giả thấy bóng dáng quê hương mình ở Đất Mũi. 


Câu 5. Dựa vào bài đọc, em hãy giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè. 
− 1 − 2 HS đọc câu hỏi trước lớp. 
- GV nêu cách thức thực hiện: 
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị nội dung giới thiệu về Đất Mũi theo gợi ý (vị trí, vẻ đẹp tự nhiên,...) vào phiếu bài tập. 
+ Bước 2. HS làm việc nhóm, giới thiệu Đất Mũi trong nhóm theo nội dung đã chuẩn bị trong phiếu bài tập. 
+ Bước 3: Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến. 
- HS thực hiện các bước theo chỉ dẫn. 
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến và thống nhất đáp án. 
+ Vị trí  
+ Vẻ đẹp tự nhiên Đất Mũi là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 
Cây cối: mắm, 
lên; rễ được cắm xuống mọc thành rừng và rất đặc biệt: rễ mắm ăn 
Đất đai: đất phù sa, luôn được bồi đắp, nơi đây biển gặp rừng. 
vì đất phù sa, luôn được bởi đáp, nơi 
Ví dụ:
–  Tôi muốn giới thiệu với bạn về  Đất Mũi Cà Mau. Đây  là nơi địa đầu của Tổ quốc. Nơi đây là cực Nam của đất nước ta. Nơi đây chủ yếu có thực vật là cây mắm và cây đước trong các sình lầy; rừng cây rất phát triển và được duy trì, bảo tồn tốt. Nơi đây có lượng phù sa trù phú bồi đắp cho khu rừng.
-  Đất Mũi Cà Mau có nhiều gió, vùng đất này sát với biển, những bãi bồi của đất cứ bồi đắp giúp vùng đất này càng nhô ra thêm, có thể làm lãnh thổ khu vực rộng thêm.
+ HS có thể ghi vắn tắt kết quả thảo luận vào vở, phiếu bài tập hoặc giấy nháp. 

Nội dung chính của bài đọc là gì?
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên (cây cối, đất, trời, rừng, biển...) của Đất Mũi, một vùng đất ở cực Nam của đất nước

4. Luyện đọc lại. 

GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ: 
- Làm việc chung cả lớp (2 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp, mỗi HS đọc 3 khổ thơ). GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. 
– HS đọc theo cặp hoặc nhóm (2 em/ nhóm), góp ý trong nhóm. 

5. Luyện tập theo văn bản đọc 
– HS đọc yêu cầu trong SHS, trao đổi/ thảo luận theo nhóm để thực hiện yêu cầu của bài tập (có thể sử dụng phiếu bài tập để ghi kết quả). 
– Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. 
GV kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét trước lớp, thống nhất đáp án. 

Câu 1. 
Khổ đầu của bài thơ Về thăm Đất Mũi sử dụng biện pháp nhân hoá (đất thở, được chay). 
– Tác dụng của những biện pháp nhân hoá: làm cho sự vật sinh động, có hồn hơn, gây ân tượng với người đọc. 

Câu 2. 
- Từ đồng nghĩa với các từ in đậm: Tổ quốc (đất nước, quốc gia, giang sơn,...Nước nhà, Non sông, Đất nước, Quê hương, Quốc gia, Giang sơn, Quê nhà, Dân tộc, Sơn hà,  Quê mẹ, Quê cha đất tổ
Nơi chôn rau cắt rốn), rạng ngời (rạng rỡ, ngời sáng,...). 
+ Từ đồng nghĩa với rạng ngời là: ngời sáng, rạng rỡ, rạng danh, ngời ngời, rực rỡ, sáng tỏ, sáng bừng, vẻ vang, …
– Đặt câu. Đây là yêu cầu có đáp án mở, HS có thể đặt câu theo suy nghĩ của bản thân. 
VD: Việt Nam là đất nước có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng./ Mỗi quốc gia đều có 
phong tục, tập quán khác nhau./ Nụ cười của cô ấy trông thật rạng rỡ./... 
+ Em thật tự hào về  đất nước  Việt Nam yêu dấu của mình.
+ Em thấy quê hương Việt Nam mình đâu đâu cũng đẹp và mến yêu.
+  Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là  anh em một nhà.
+ Xuân về, hoa đào ngời sáng khắp bản làng.
+  Bác Hồ đã làm rạng rỡ cho đất nước Việt Nam.
+  Ánh bình mình rực rỡ  trải khắp cánh đồng quê em.