10 trò chơi học tập trong giờ Toán lớp 1 cực hay
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.


 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Thông qua trò chơi, giáo viên rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.

1. Trò chơi “Tô hình đúng, màu đẹp”:
* Muc đích:
    + Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mĩ.
* Chuẩn bị:
    + GV chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:
* Cách chơi:
    Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi đội 3 bút màu (xanh, đỏ,vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. Khi GV hô: ‘Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”. Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, không to màu nọ chồng lên màu kia do nhầm ) thì đội đó thắng cuộc.

2. Trò chơi “Xếp hình theo mẫu”:
*Mục đích :
    + Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn.
    + Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.
* Chuẩn bị:
+    Mỗi HS lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn.
+    GV chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ):
* Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.
+    GV đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn ( có thể đếm từ 1 đến 10), sau đo cất đi.
+    Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra.
+    Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những HS nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.

3. Trò chơi 3 “Xếp đúng thứ tự”:
* Mục đích:
    + Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10 (hoặc trong phạm vi 100)
*Chuẩn bị:
+    Học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các số : 0 ; 6 ; 3; 8 ; 5 (dạng quân bài) .Có thể chuẩn bị các số khác cũng được .
*Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi học sinh để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh “ Hãy! sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Các bạn xếp lại quân bài theo hiệu lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.
*Lưu ý : Để tránh bị nhàm chán giáo viên có thể thay đổi bằng một số khác.
Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài.

4. Trò chơi “ Xì điện”:
* Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ  trong phạm vi 10.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
*Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
*Cách chơi : Cả lớp cùng chơi.Giáo viên hỏi,chẳng hạn” 2 + 5 = ?”( hoặc 8 – 3 =? hoặc “mấy cộng 0 bằng 3 ?” ….) rồi chỉ một bạn bất kì trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu lệnh dừng lại.
Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai phải nhảy cò cò.
* Lưu ý :
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ ) và có thể thay đổi hình thức “Xì điện ”. Ví dụ : 1 em hô to 1 + 3  và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 4 hay 9 – 2 chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 7….
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.

5. Trò chơi “Vua phá lưới”:
* Mục đích :
+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng trong phạm vị 10.
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm.
*Chuẩn bị:
-Giáo viên chuẩn bị  sẵn trên giấy khổ lớn trên 2 hình vẽ như sau:
*Cách chơi: Giáo viên nêu bài toán: “ Các chú thỏ chơi bóng sút tung lưới của thủ môn thỏ Xám chính là chú thỏ mang số áo mà cộng với 4 được 10. Đố bạn tìm được số đó là chú thỏ nào? “
Hai bạn đại diện cho 2 bạn cùng chơi. Các bạn còn lại cỗ vũ và giám sát. Mỗi bạn chơi tìm cách nối khung thành với 1 chú thỏ mang số áo thích hợp với câu trả lời của bài toán.
Bạn nào làm đúng và nhanh hơn thì bạn đó được phong làm “Vua phá lưới”
*Lưu ý: Để tránh nhàm chán, giáo viên có thể thay số 4 và các số đeo trên áo của các chú thỏ để có thể tiếp tục tiến hành cuộc chơi.

6. Trò chơi  “Ong đi tìm nhụy”: (Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng , trừ trong phạm vi 10.)
*Mục đích :
+ Rèn tính tập thể.
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng coäng, tröø trong phaïm vi 10
* Chuẩn bị:
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
+ Phấn màu
*Cách chơi :
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
+ Tại sao chú Ong             không tìm được đường về nhà ?
+ Phép tính " 8 – 2 " có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?

7. Trò chơi “Đối đáp toán học”:
*Mục đích:
Luyện tập tính nhẩm cộng và trừ trong phạm vi 10. Củng cố nhận biết quan hê giữa phép tính cộng và phép tính trừ.
* Chuẩn bị:
HS cần học thuộc lòng các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
*Cách chơi: Chia thành từng nhóm hai bạn cùng chơi. Một bạn hỏi, chẳng hạn: “Bốn cộng năm bằng mấy ?”. Bạn kia trả lời : “Bằng chín” rồi đố lại : “chín trừ năm bằng mấy ?”.  Lưu ý, nếu người đố về phép cộng thì người trả lời phải đố lại bằng phép trừ, ngược với phép tính vừa đố.
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được ghi 1 điểm. Bạn nào được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.
Nếu trả lời sai thì mất quyền hỏi, bạn kia có quyền được hỏi tiếp theo quy tắc nêu trên.

8. Trò chơi “Đố biết số nào”:
* Mục đích:
+ Củng cố cấu tạo số có hai chữ số. Củng cố vẻ so sánh số tự nhiên các số trong phạp vi 100.
* Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng gài số, một tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10 (trong bộ đồ dùng toán học).
* Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.
+ Giáo viên ra lệnh, yêu cầu cả lớp tím các sớ theo hiệu lệnh của! giáo viên, chẳng hạn như:
- Số gồm 2 chục và 0 đơn vị.
- Số gồm 3 chục và 5đơn vị.
- Số liền trước số 15.
- Số liền sau số 19.
- Số bé nhất có hai chữ số.
- Số lớn nhất có một chữ số.
+ Cả lớp lấy các tấm bìa ghi số, cài vào bảng tạo thành số theo mỗi hiệu lệnh của giáo viên rồi giơ lên.
+ Bạn nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò hoặc đứng lên, ngồi xuống tại chỗ 3 lần…..).

9. Trò chơi “Làm tính tiếp sức”:
*Mục đich :
- Rèn kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
* Chuẩn bị:
- Kẻ sẵn lên bảng 2 hình như sau : 
* Cách chơi :
-Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền  kết quả của phép tính đầu tiên vào hình tam giác, rồi nhanh chóng trao lại bút cho người thứ hai. Cứ tiếp tục như thế …. Bạn thứ 5 lên điền kết quả của phép tính cuối cùng vào bông hoa.
+ Đội nào đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc .  
*Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài .  

 
10. Trò chơi “Thợ chỉnh đồng hồ”:
*Mục đích :
+ Củng cố kỹ năng xem đồng hồ.
+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ).
*Chuẩn bị : 4 mô hình đồng hồ ( hình vẽ ).
* Cách chơi :
+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học)
+ Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác
+ Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh.
Ví dụ : 5 giờ, 10 giờ, 8 giờ, 1 giờ, 4 giờ, ….